Trầm Hương đã không còn là cái tên xa lạ với những dân chơi gỗ thứ thiệt, những nhà tài phiệt hay những người yêu đồ gỗ! Được biết đến là một loại gỗ thơm với vô vàn những công dụng thần kỳ từ trong y học cho đến tâm linh nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về loại gỗ này? 

Trầm Hương là gì? Trầm Hương được hình thành như thế nào? Trầm Hương có mấy loại? Mời bạn đọc cùng nguontramhuong.com giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Trầm hương là gì?

Đầu tiên giải đáp cho câu hỏi Trầm Hương hình thành như thế nào? Trầm Hương (Agarwood) là một loại gỗ thơm có màu tối được hình thành trong thân các cây thủy sinh đặc biệt là cây Dó Bầu.

Theo quan niệm dân gian, Trầm Hương tạo thành do hương trời theo gió đáp vào chỗ bị thương trên cây Dó, hòa cùng dòng nhựa chảy trong cây theo thời gian mà tạo thành Trầm, vì thế Trầm Hương là vật có dương khí vô cùng mạnh, hấp thụ tinh hoa, linh khí đất trời.

tram-huong-la-gi-1

Hình ảnh gỗ Trầm Hương

Tuy nhiên, khoa học hiện đại có giải thích cho quá trình hình thành Trầm như sau: Cây Dó khi bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài dẫn đến bị thương, bị sâu đục, gò mối đóng, thân sơ xác, u bướu,… thân cây sẽ tiết ra một loại nhựa, bao lấy phần bị thương đó. Chất nhựa này có tác dụng như một chất kháng thể giúp bảo vệ sự sống của cây. Về sau phần bị thương đó biến tính trở thành Trầm. 

2. Trầm hương có mấy loại

Dù là những lão làng trong nghề hay những tay chơi gỗ thứ thiệt đều khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi Trầm Hương có bao nhiêu loại? Phân loại cho Trầm Hương.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về các loại Trầm Hương, chủ yếu người ta phân loại nó dựa vào đặc tính về màu sắc, thời vụ, vị, tính thơm,… 

Tóm lại, ta có thể chia Trầm Hương ra thành 5 loại: Kỳ Nam, Trầm loại 1, Trầm loại 2 và Trầm Tốc và Trầm Sánh

2.1 Trầm Hương Kỳ Nam

Kỳ Nam được biết là cực phẩm trong các loại Trầm, có giá trị cao trên thị trường bởi tính quý hiếm của nó. 

Trong quá trình cây Dó hình thành Trầm sẽ tạo ra 2 phần: Trầm Hương và Kỳ Nam. Trong đó Kỳ Nam sẽ mất nhiều thời gian hình thành hơn Trầm.

Kỳ Nam có hương thơm ngào ngạt dù có được bọc kín cũng khó giấu được mùi hương đặc trưng ấy. Đặc biệt hơn, Kỳ Nam hội tụ đủ 4 vị: đắng, ngọt, chua, cay. Ngày nay, dân đi địu thường truyền tai nhau “Nhất Bạch, Nhì Thanh, Tam Huỳnh, Tứ Hắc” tương ứng với 4 loại Kỳ Nam và tính hiếm của nó.

  • Bạch Kỳ Nam: Có màu trắng ngà hơi ngả xám, chứa nhiều tinh dầu nhất, xung quanh như có lớp đường trắng mịn, mềm bám vào. Đây cũng là loại Kỳ Nam có giá thành cao nhất trên thị trường.
  • Thanh Kỳ Nam: Có sắc xanh, giá trị chỉ xếp sau Kỳ Nam.
  • Huỳnh Kỳ Nam: Có màu vàng nâu hơi sẫm giống màu sáp ong, chất dầu của Huỳnh Kỳ Nam cứng và nặng, khi khô lại thì nhẹ hơn.  
  • Hắc Kỳ Nam: Có màu đen pha chàm, cứng và nặng, giá thành thấp nhất trong 4 loại Kỳ Nam.

tram-huong-la-gi-2

Huỳnh Kỳ Nam 

2.2 Trầm Hương loại 1

Được biết đến với cái tên Trầm Rễ. Loại Trầm này có tính hiếm chỉ xếp sau Kỳ Nam, hoàn toàn chìm nước nhưng lượng dầu không nhiều bằng Kỳ Nam. Trầm Rễ được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là truyền tay nhau và nhanh chóng sold out!

2.3 Trầm Hương loại 2

Trầm loại 2 không nhân vật nào khác chính là Trầm Kiến. Đây là loại Trầm có lỗ do bị kiến đục làm tổ. Ngày nay, muốn tạo ra Trầm Kiến, người ta thường nuôi kiến bên trong thân của cây Dó khi cây bị thương trong quá trình trưởng thành. Loại Trầm này không chìm hoàn toàn, chỉ chìm lửng, tuy nhiên 1 sản phẩm được tạo ra từ loại Trầm này khi bán ra thị trường có giá cũng rơi vào vài trăm triệu trở lên.

Tùy vào màu sắc, tính cứng, kiểu vân mà Trầm Kiến được chia thành nhiều loại khác nhau: Kiến Xanh, Kiến Điệp, Kiến kim, Kiến Vách Lầu, Kiến Gai,…

tram-huong-la-gi-3

Trầm Kiến 

Trầm Sánh: Trầm Sánh là loại Trầm Hương được chiết xuất trực tiếp từ nhựa cây Dó Bầu trong tự nhiên. Trầm sánh có nhiều loại, phổ biến nhất là Trầm Sánh chìm và Trầm Sánh bì. Trầm Sánh bì là loại do con người tạo ra từ lớp vỏ của cây Dó. Trong quá trình thu hoạch Trầm, thường người ta phải đẽo gọt khoảng một tấn cây Dó mới thu được khoảng 20kg Trầm Hương Sánh bì sạch. Trầm sánh chìm là loại Trầm Hương mang trong mình nhiều lượng tinh dầu hơn so với Trầm Sánh bì. Lượng tinh dầu nhiều , tích dầu trong lõi làm nặng và chìm gỗ trầm xuống chứ không nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, trầm hương chìm hoàn toàn trong nước mang giá trị rất cao.

2.4 Trầm Tốc 

Trầm Tốc là loại được nhiều người ưa chuộng và thông dụng nhất trên thị trường gỗ thơm. Các sản phẩm làm từ Trầm Tốc có nhiều thang giá khác nhau, chỉ từ vài triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng.

Loại Trầm này là một dạng Trầm nổi, miếng đặc. Tùy vào đặc điểm hình thái, màu sắc gỗ,vân gỗ mà Trầm Tốc đa dạng về loại: 

  • Tốc kiến: Có đường vân nhỏ, dẹt, trông giống đường kim may như kiến kim nhưng nhẹ hơn kiến kim, mùi hương thoang thoảng dễ chịu.
  • Tốc bông: Có màu vàng lợt, đường vân gỗ tạo nên giống hình bông hoa.
  • Tốc đá: Màu đen, sẫm, cứng, dáng hình bị kiến ăn dày như tán đường đinh. Lúc soi trong cây Dó, tốc đá có màu đen. Để ngoài 1 thời gian, màu đen của Tốc đá bị bợt đi do ảnh hưởng không khí.
  • Tốc lọ nghẹ: Có màu đen đen như bồ hóng và nặng.
  • Tốc xám: Màu xám như tro.
  • Tốc nước: Mềm, đen, có màu vàng lợt, vỏ ngoài mỏng, mùi thơm dịu dàng.
  • Tốc ớt: Mùi hăng hăng đặc trưng, màu vàng bợt.
  • Tốc thẻ: Vết kiến ăn chạy theo đường vân giống như tấm thẻ.
  • Tốc lưới: Đường vân Tốc lưới chằng chịt như mắt lưới đánh cá.
  • Tốc phao: Tròn, giống như phao lưới, màu vàng nhạt. Tốc này có mùi thơm nhẹ, dịu.
  • Tốc cá ngừ: Có màu xám giống thịt màu cá ngừ.
  • Tốc da: Kiến ăn ngoài da cây dó làm nổi từng đường vân ở ngoài da, vì thế rất dễ nhận biết.

tram-huong-la-gi-4

Vòng tay Trầm Tốc

2.5 Trầm Sánh

Trầm Sánh là loại Trầm Hương được chiết xuất trực tiếp từ nhựa cây Dó Bầu trong tự nhiên. Trầm sánh có nhiều loại, phổ biến nhất là Trầm Sánh chìm và Trầm Sánh bì. Trầm Sánh bì là loại do con người tạo ra từ lớp vỏ của cây Dó. Trong quá trình thu hoạch Trầm, thường người ta phải đẽo gọt khoảng một tấn cây Dó mới thu được khoảng 20kg Trầm Hương Sánh bì sạch. Trầm sánh chìm là loại Trầm Hương mang trong mình nhiều lượng tinh dầu hơn so với Trầm Sánh bì. Lượng tinh dầu nhiều , tích dầu trong lõi làm nặng và chìm gỗ trầm xuống chứ không nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, trầm hương chìm hoàn toàn trong nước mang giá trị rất cao.

tram-huong-la-gi-a

3. Trầm hương có tác dụng gì? Trầm hương dùng để làm gì?

Nếu chỉ là loại gỗ thơm thì liệu Trầm Hương có đáng được ưa chuộng đến như vậy? Khi mang Trầm bên người, Trầm Hương có tác dụng gì với chủ nhân? Ý nghĩa gỗ Trầm Hương là gì? Trầm Hương dùng để làm gì?

3.1 Trong Đông Y

Trầm Hương được biết đến là loại dược liệu quý, là bài thuốc có vị cay, tính ôn. Trầm hương đối với sức khỏe con người thể hiện tác dụng trên nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Giúp an thần: Đem Trầm đi đốt sẽ giúp chủ nhân thư giãn, trấn tĩnh, an thần. Trầm có mùi thơm dịu nhẹ, đặc trưng, không thể trộn lẫn với một loại hương thơm nào khác. 
  • Giảm đau: Cụ thể là chữa các bệnh đau đầu, đau ngực, đau bụng.
  • Có lợi tiêu hóa: Trầm giúp hạ đờm, trị tiêu chảy, chống nôn mửa.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Đông y cho rằng trầm giúp trợ tim, mạnh tim, điều trị khó thở.
  • Tốt cho thận: Trầm là bài thuốc có tính ôn nên bổ nguyên dương, giúp làm ấm thận, tốt với người thận khí hư, thận yếu, lợi tiểu. Đặc biệt, tinh dầu Trầm còn giúp chữa tăng cường sinh lực cho phái mạnh.

3.2 Trong Tây Y

Nhiều bác sĩ trong nền y học hiện đại khuyên bệnh nhân của mình nên đặt Trầm Hương dưới gối giúp giảm chứng đau đầu, chống lại các bệnh trầm cảm… Ngoài ra Trầm cũng có thể được sử dụng để uống giống như trà để thanh lọc cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe.

  • 6. Kháng sinh: Lại nhắc về nguồn gốc tạo Trầm – Là chất nhựa bao lấy vết thương giúp cây Dó bảo vệ sự sống, nó như một chất kháng thể từ tự nhiên nên Trầm Hương có tính kháng sinh, khả năng tạo kháng thể mạnh.
  • 7. Tim mạch: Giúp cải thiện tình trạng các bệnh suy tim, đau ngực, chữa hen suyễn.
  • 8. Tiêu hóa: Cải thiện chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
  • 9. Tiết niệu: Chữa bí tiểu tiện.
  • 10. Ung thư tuyến giáp: Trầm Hương còn có khả năng tiêu diệt tế bào, phòng chống và chữa ung thư.

4. Ý nghĩa gỗ trầm hương

4.1 Trong đời sống

Ngày nay người ta thường mang Trầm bên mình như một món đồ trang sức: chuỗi vòng tay, vòng cổ, thậm chí là 1 miếng gỗ nhỏ làm thành mặt dây chuyền,…

tram-huong-la-gi-5

Vòng tay Trầm Hương 

Không chỉ có vậy, tinh dầu Trầm Hương còn là 1 thành phần thiết yếu đối với ngành sản xuất nước hoa. Hương thơm của Trầm Hương được mô tả là vô cùng độc đáo, ngọt ngào, ấm áp và sâu sắc, không thể tìm từ bất kỳ loại hương nhân tạo nào khác. Chính vì vậy  tinh dầu Trầm Hương còn được sử dụng làm chất lưu giữ hương nước hoa vô cùng tốt đối với ngành công nghiệp này, đặc biệt là với những sản phẩm nước hoa cao cấp.

4.2 Trong tâm linh

Không phải ngẫu nhiên mà đốt trầm đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống chúng ta, việc đốt trầm còn mang ý nghĩa lớn hơn cả về khía cạnh tâm linh. Trầm Hương được xem là linh vật hấp thụ tinh hoa đất trời, dương khí mạnh, có tác dụng xua đuổi vận rủi, tai ương. Vậy nên khi khai trương cửa hàng hay chuyển nhà mới, nhiều người chọn cách đốt trầm để giúp mang tài lộc đến cho gia chủ, cửa hàng. 

Bên cạnh đó nhiều người còn tin rằng mang Trầm Hương bên mình sẽ giúp chủ nhân thay đổi bản tính theo chiều hướng tốt hơn thanh lọc tính xấu của con người, loại bỏ năng lượng tiêu cực, giúp trấn tĩnh tâm thần, vạn sự hanh thông.

Dù mang bên mình với mong muốn gì thì Trầm Hương quả là báu vật trời cho! Hướng con người đến những điều tốt đẹp! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những nguồn thông tin hữu ích về Trầm Hương và giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi Trầm Hương từ đâu mà có? Trầm Hương để làm gì? Ý nghĩa của Trầm Hương như thế nào? Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không sắm ngay cho mình 1 chiếc vòng Trầm Hương ngay thôi!

Similar Posts
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận